Muốn theo học nghề thiết kế đồ họa nên bắt đầu từ đâu ?

 

 

<h2> Giới thiệu về nghề thiết kế đồ họa

<h3> Khái niệm về nghề thiết kế đồ họa
<h3> Các lĩnh vực áp dụng của nghề thiết kế đồ họa
<h3> Tầm quan trọng của nghề thiết kế đồ họa trong xã hội hiện đại

<h2> Check các kỹ năng này xem bạn có phải người trong nghề thiết kế đồ họa

<h3> Kỹ năng vẽ tay
<h3> Kỹ năng sử dụng các công cụ thiết kế đồ họa
<h3> Kỹ năng tư duy sáng tạo và thẩm mỹ
<h3> Kỹ năng lập trình web (nếu muốn theo đuổi thiết kế web)

Bạn là người yêu thích công việc sáng tạo trong thiết kế đồ họa và đang chuẩn bị tham gia vào học lớp thiết kế nhưng bạn chưa biết bắt đầu nó như thế nào. Hãy theo dõi bài viết này để có thể hình dung và trang bị cho mình những kiến thức căn bản nhất về thiết kế đồ họa.

tu-hoc-thiet-ke-do-hoa-va-nhung-dieu-nen-biet3

1. Tìm hiểu kiến thức chung về thiết kế đồ họa

Thiết kế đồ họa là việc ứng dụng công nghệ thông tin trong việc sáng tạo, thiết kế những sản phẩm mang tính đa phương tiện và tương tác, ứng dụng trong các lĩnh vực truyền thông, quảng cáo, giáo dục và giải trí.

Hiểu một cách đơn giản, đó là việc thiết kế hình ảnh, trò chơi điện tử, làm hoạt hình 3D, thiết kế web, làm phim… tất cả đều thực hiện trên máy tính. Và hầu như các sản phẩm truyền thông (quảng cáo, truyền hình, internet…) và giải trí hiện đại (game, điện ảnh, hoạt hình…) bạn sử dụng và thưởng thức hàng ngày đều là sản phẩm của thiết kế đồ họa.

Chụp hình thời trang Bụt Studio biết rằng, được đánh giá cao nhất trong top 10 ngành nghề “hot” của thập kỉ tới, nhóm ngành Công nghệ Thông tin – Thiết kế Đồ họa đang lớn lên thành một làn sóng ngầm trong giới trẻ Việt Nam và châu Á. Công việc sáng tạo, thú vị, thu nhập cao, được săn đón, không gò bó và hợp với sự năng động của tuổi trẻ là những gì có thể nói về nghề nghiệp này.

[hfe_template id=’1397′]

2. Đánh giá tố chất bản thân

Có khá nhiều cách để xác định xem bạn có phù hợp với nghề thiết kế đồ họa hay không. Thành thạo trong sử dụng máy tính và các phần mềm đồ họa? Cần nhưng chưa đủ bởi lẽ kỹ năng này bạn có thể bổ sung trong suốt quá trình học. Có khiếu thẩm mỹ, có óc sáng tạo và chăm chỉ là những yếu tố nhất định bạn phải có.

Theo kinh nghiệm của những nhà thiết kế đồ họa trong nghề, để kiểm tra tính thẩm mỹ và sáng tạo của mình, bạn có thể đặt ra giả thiết khi đứng trước một đồ vật hay một tình huống là: “Làm sao để biến nó trở nên đẹp hơn?” hay “Biến tấu như thế nào để nó độc đáo hơn?” Khó khăn hơn một chút là bạn có thể tự tưởng tượng hình ảnh đa chiều của một vật dụng nào đó trong không gian hoặc thử viết kịch bản cho một clip ngắn.

Nếu bạn cảm thấy hứng thú với tất cả những phép thử trên, rất có thể bạn sinh ra là để làm những công việc sáng tạo như thiết kế đồ họa. Còn nếu bạn thấy mình bị đi vào ngõ cụt với những bài test như thế này, hãy cố gắng thử theo vài cách khác tương tự như tìm hiểu một vài tài liệu kích thích tư duy sáng tạo, vài tạp chí đồ họa… Khi bạn cảm thấy mức độ hứng thú đã về mức “zêrô”, bạn không nên mạo hiểm chọn học thiết kế đồ họa để theo đuổi.

tu-hoc-thiet-ke-do-hoa-va-nhung-dieu-nen-biet

3. Chọn nơi học thiết kế đồ họa

Có khá nhiều nơi để bạn có thể “chọn mặt gửi vàng” với nghề thiết kế đồ họa. Một vài lựa chọn cho bạn nhé:

Các cơ sở vừa học vừa làm

Ưu điểm của địa chỉ này là bạn vừa được trực tiếp thực hành sản phẩm vừa được gặp gỡ khách hàng, nhanh chóng nắm được các kĩ thuật đơn giản; nhược điểm là không được đào tạo bài bản nên ít có cơ hội nắm được các kĩ thuật phức tạp, kiến thức chuyên sâu.

Khoa thiết kế đồ họa tại các Trường Đại học chính quy

Với lựa chọn này, bạn sẽ mất khoảng 4 năm để hoàn thiện tất cả các môn chính, môn phụ trong ngành thiết kế đồ họa. Bù lại khoảng thời gian khá dài đó là bạn được cung cấp các kiến thức từ cơ bản đến nâng cao về nghề nhưng những giờ thực hành thì rất ít, do đó bạn ít có các kiến thức thực tế.

Các Trung tâm chuyên về đào tạo thiết kế đồ họa hay mỹ thuật đa phương tiện

Đây là lựa chọn của hầu hết những người theo học ngành này. Với thời gian học 2 năm và mức học phí tương đối phù hợp, cộng với việc được thực hành, trải nghiệm nhiều trong nghề, các học viên sẽ thực sự tự tin khi có chứng chỉ thiết kế đồ họa trong tay.

4. Thực hành

nhung-khai-niem-co-ban-ve-thiet-ke-do-hoa3

Tùy vào từng trung tâm đào tạo mà bạn sẽ được học môn nào trước tiên, nhưng đa phần các khóa tin học cơ bản và tiếng Anh chuyên ngành sẽ giúp các bạn tự tin và chuyên nghiệp hơn trong sử dụng các phần mềm đồ họa và sử dụng các tài liệu tiếng Anh khó nhằn về sau.

Tiếp theo bạn sẽ được học thiết kế đồ họa qua các phần mềm CorelDraw, Photoshop, Illustrator, rồi Adobe Indesign dùng cho công việc dàn trang sách, báo, tập chí… ở các nhà xuất bản, tòa soạn báo chí. Các buổi lý thuyết về ý tưởng thiết kế, truyền thông, xuất bản, ứng dụng thiết kế đồ họa trong các ngành nghề cũng được lồng ghép cùng với các buổi thực hành.

Đến với kỳ 2, các bạn sẽ được học chương trình thiết kế giao diện và cấu trúc của một website bằng 2 phần mềm Adobe Dreamweaver và Flash; trong đó bao gồm các kiến thức cơ bản để phát triển các trang web tương tác, thiết kế đồ họa và ảnh động với Flast, hiệu ứng ảnh động, thiết kế banner…

Kỳ 3 và kỳ 4 là những kỳ chuyên sâu nhất. Bạn sẽ được làm quen và tìm hiểu các kỹ thuật biên tập âm thanh, hình ảnh, dựng phim, làm phim 2D, 3D thông qua các phần mềm 3D Max, AutoCAD, Adobe Affter Effects, Primer, Maya…

Kết thúc mỗi kỳ học, bạn đều phải hoàn thiện project theo nhóm hoặc cá nhân để khẳng định kết quả học của mình. Kết thúc khóa học 2 năm, bạn sẽ nhận được bằng tốt nghiệp và sẵn sàng chinh phục các yêu cầu khắt khe của các nhà tuyển dụng. Dĩ nhiên, số học viên tiến hành ứng tuyển chỉ khi kết thúc 2 năm học là rất ít, hầu hết các học viên theo học ngành thiết kế đồ họa đầu đi làm ngay khi hoàn tất học kì 1. Vì thế các bạn hoàn toàn thoải mái và xua tan đi nỗi lo việc làm như các ngành nghề khác tại Trường Đại học chính quy.