Những cột mốc quan trọng trong lĩnh vực thiết kế

Phát triển theo chiều dài của lịch sử, đồ họa cũng từng bước phát triển ghi dấu những cột mốc thiết kế quan trọng riêng của mình. Những tấm áp phích quảng cáo, poster phim, cách trình bày của tạp chí và logo các công ty… chính là “sản phẩm đồ họa” bạn thấy hàng ngày nhưng có thể chưa biết gọi tên. Định nghĩa một cách nôm na, “đồ họa” là một từ khái quát để gọi các thành phần nhỏ hơn là “chữ viết”, “hình ảnh”, “màu sắc” và “bố cục”.
Nếu bạn để ý kỹ thì sẽ thấy sản phẩm đồ họa nào cũng có những yếu tố trên nhưng lại được trình bày một cách khác nhau tùy thuộc vào mục đích và đối tượng tiếp nhận.
Từ định nghĩa đó, “thiết kế đồ họa” là một ngành học dạy bạn cách sắp xếp chữ, căn chỉnh hình ảnh, lựa chọn màu sắc và sáng tạo bố cục để sản phẩm đồ họa cuối cùng có một tổng thể bắt mắt và thu hút người xem nhất có thể. Vậy Nên học khóa học thiết kế đồ họa nào hay tự học ở nhà ?
Thiên niên kỷ III TCN :  Một cột mốc quan trọng trong thiết kế được đánh dấu bằng việc chữ viết được phát minh, chữ tượng hình, Chữ viết kết hợp với hình vẽ có thể được xem là tiền thân của ngành thiết kế logo giống như quan niệm của con người ngày nay .

Chữ viết là một trong những phát minh quan trọng lắm

Thế kỷ 14 người Hy-Lạp, La Mã, sau đến Ai Cập… đã có văn tự, những con chữ bao gồm 26 chữ cái, được kết hợp lại tạo thành một phương tiện thông tin đại chúng, sau cùng đưa đến một kỷ nguyên hoàn chỉnh của văn tự.
Mở đầu cho nền văn chương Kinh Thánh qua ngôn ngữ La-Tinh gọi là “Logos” hay lời phán”Parole”. Quá trình phát triển của ngôn ngữ Phương Tây gắn với hệ thống các tôn giáo. Các thánh kinh khởi sự viết bằng tay, làm bản sao cũng bằng tay và thực hiện chép trên các mảnh da thuộc.
Khi kỹ thuật làm giấy được du nhập từ phương Đông và nghề in mộc bản (Woodblock Print) ra đời từ 1370, đã làm cho phương tiện truyền thông tin được cách mạng hóa hoàn toàn để đi vào đại chúng, tạo nên sự hưởng ứng nhiệt liệt từ người dân.
Những quyển kinh, truyện, sách được in làm nhiều ấn bản, tạo lên mạng lưới thực dụng đầu tiên cho một xã hội tiêu thụ. Sau đây là một vài dấu ấn lịch sử của ngành đồ họa:
3600 năm trước công nguyên: The Blau được xem như là một trong những tạo tác lâu đời nhất kết hợp chữ cái và hình ảnh. Người ta nói rằng nguồn gốc của nó đến từ Iraq.
105 AD: Viên chức chính phủ Trung Quốc Ts’ai Lun phát minh ra giấy.
1045 AD: Pi Sheng, nhà giả kim Trung Quốc, sáng chế ra chữ có thể dịch chuyển, tức là mỗi kí tự có thể được sắp đặt riêng lẻ tùy theo mục đích in ấn.

Những thay đổi mang tính cách mạng trong Typeface

1470: Nicolas Jenson, một trong những nhà thiết kế infographic lẫy lừng nhất lịch sử, thiết lập tiêu chuẩn mới cho chữ cái La Mã.
1530: Claude Garamond thành lập công ty chữ cái đầu tiên, nơi phát triển và buôn bán phông chữ.
1722: Phông chữ Caslon Old Style đầu tiên ra đời.Sau này, nó được sử dụng in Tuyên ngôn độc lập

Font chữ theo Old Style trải qua rất nhiều giai đoạn

Thế kỷ 15: Máy in được phát minh làm thay đổi phương thức in ấn nhanh và hiệu quả hơn. Sách được phổ biến, tri thức được nâng cao tạo điều kiện cho việc phát triển của ngành thiết kế và việc cả chiều rộng lẫn chiều sâu có tác động sâu sắc đến các lĩnh vực: giáo dục và làm thay đổi căn bản bộ mặt xã hội.

Từ thế kỷ 15, qua cuộc cách mạng về kỹ thuật in ấn (điển hình là ngành in khắc gỗ, in kẽm) đã tạo ra nhiều sinh khí mới cho các cơ quan truyền thông, thúc đẩy sự ra đời của nhiều cơ sở xuất bản trên toàn Châu Âu. Trong điều kiện như vậy, các họa sỹ cũng đã vào cuộc, phần lớn họ làm công việc minh họa các sách báo, nhất là kinh thánh v.v.. Cơ sở in ấn ở Đức do Martin Schongauer, Durer  thành lập đã tạo được danh tiếng trong ngành in ở Châu Âu.

Ở thế kỷ này, đa số các bản in đều mô phỏng theo bản thiết kế chữ viết tay, đó là giai đoạn đầu giữa thế kỷ 15 (từ 1400-1450) có rất nhiều bản in được thực hiện. Trung bình, số lượng ấn loát được thực hiện ở giai đoạn này từ 200 bản đến 1.000 bản, con số này khá cao ở giai đoạn đó. Đến cuối thế kỷ 15, thị trường in ở Châu Âu đã phát triển sâu rộng, điển hình là Đức, Ý… đã tạo nên một cơn sốt tại đây (Ví dụ  xưởng in thời sự ở Nurember, Đức)

Đầu thế kỷ 20: phong cách hoa văn trang trí nổi bật là kiểu trang trí theo phong cách Victorian – Anh. Một số nhà thiết kế tiêu biểu như Frank Lloyd Wright, Peter Behrens, Mies van der Rohe mỗi người mở hướng đi riêng trong thiết kế: thiết kế đồ họa, kiến trúc, thiết kế sản phẩm (product design) góp phần làm phong phú và đa dạng trong lĩnh vực thiết kế ứng dụng

Sự phát triển công nghệ số

1990: Phiên bản Adobe Photoshop – công cụ chỉnh sửa ảnh chuyên nghiệp đầu tiên ra đời, đánh dấu cuộc cách mạng trong lĩnh vực thiết kế đồ họa.
2000: Thiết kế kiểu Grunge xuất hiện cùng những phân cảnh thô bạo, ngày càng có nhiều thiết kế sử dụng texture để khắc họa ý nghĩ thô tục. Phong cách này được ứng dụng thịnh hành suốt đến những năm 2010.
2010: Phong cách “phẳng” ứng dụng tính tối giản với những đường thẳng cứng cỏi và không gian âm.
2016: Phong cách Thụy Sĩ trừu tượng tiếp nối xu hướng tối giản, đổi mới hoàn toàn lĩnh vực thiết kế.
2017: Cinemagraphs xuất hiện – những bức ảnh có một chi tiết nhỏ bị dịch chuyển – thu hút sự chú ý trong ngành marketing và thiết kế đồ họa